LỜI TỰA
NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG QUA “SỐ ĐỎ”.
Khi nói đến nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết “Số đỏ”, điều cần nói đến trước tiên đó là nghệ thuật xây dựng các tình huống trào phúng, các tình huống trào phúng được xây dựng lên để làm nền cho nhân vật trào phúng xuất hiện. Các tình huống này là một sự hài hước vô nghĩa lý chính vì thế tào được sự lôi cuốn, hấp dẫn đầy kịch tính trong văn chương của Vũ Trọng Phụng, đồng thời qua đó cũng thể hiện được tính nghịch lý, phi lý của đời sống. Trong “Số đỏ”,tác giả đã tạo ra rất nhiều các tình huống khác nhau: tình huống ngược đời, tình huống lật tẩy tính chất vô nghĩa lý của nhân vật, tình huống “chiếu tướng” nhân vật một cách đột ngột, tình huống hiểu lầm (ông nói gà, bà nói vịt), tình huống ngẫu nhiên (rủi hóa may, may hóa rủi)…
“Số đỏ” là một chuỗi cười dài, chuỗi những tình huống ngược đời kế tiếp nhau như: Nào là cảnh sát phải phạt lẫn nhau để đủ tiền giao nộp cho đúng chỉ tiêu vì dân ta văn minh quá đến nỗi không ai phạm tội gì để mà phạt…hay như đám ma là chuyện buồn rầu, tang tóc ấy vậy mà đám ma của cụ cố tổ “đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”: cụ Hồng thì mếu máo mặc áo xô gai chống gậy ho lụ khụ, nói một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, cô Tuyết thì được mặc bộ y phục ngây thơ “nửa kín nửa hở” với gương mặt “buồn lãng mạn”, hai cảnh sát Min đơ, Min toa thì vui mừng hí hửng vì được nhà chủ thuê giữ gìn trật tự, ông bà Văn Minh thì vui sướng nghĩ đến cảnh được chia gia tài, các ông lớn thì được khoe đủ các loại huy hiệu, huân chương và ngắm làn da trắng mịn trong làn áo mỏng của cô Tuyết, trai gái cũng có dịp chim chuột, “cười tình với nhau”…ngay đến cả người chết nằm trong quan tài cũng mỉm cười sung sướng lắm.
Vũ Trọng Phụng đã xây dựng hàng loạt các tình huống trào phúng, chúng đan xen, hòa trọn với nhau tạo nên một âm hưởng khó quên trong lòng người đọc. Dường như các tình huống kết bè với nhau làm nên nét độc đáo riêng mà chỉ ở Vũ Trọng Phụng mới thấ. Vũ Trọng Phụng đã cho ta thấy quan niệm cuộc đời của ông, ông cho rằng cuộc đời có nhiều nghịch lý, vô nghĩa lý được biểu hiện, giải thích bằng những sự kiện trong những tình huống ngẫu nhiên của kiếp người. Và với “số phận” của mình, các nhân vật như những con rối được giật dây đang nhảy múa, quây cuồng và diễn trò trong cuộc đời.
WELCOME YOUR COMMENTS AND RATING!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét